Rau cần rất quen thuộc với nhiều gia đình. Ngoài xào với thịt bò, nấu canh cá, làm dưa chua, nó còn được chế biến nhiều món ăn thuốc quý phòng trị nhiều bệnh khác hiệu quả. Công Dụng: Về thành phần hóa học, rau cần có chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, phôtpho, sắt… Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại rau này có tác dụng giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, rau cần có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu… Tất cả các bộ phận của cây rau này đều có tác dụng chữa bệnh.
CÁCH GIEO HẠT & CHĂM SÓC CẦN XANH
-Rau cần tây được trồng nhiều trên các cánh đồng có diện tích rộng, hoặc nếu trồng với quy mô nhỏ hay trồng cần tây tại nhà thì bạn có thể trồng cần tây trong các thùng xốp, xô chậu.
-Loại rau này chỉ phát triển tốt tại nơi ẩm ướt, thoáng mát và cũng cần có đủ ánh sáng nhẹ.
Làm đất: Trước khi trồng khoảng 10 ngày thì nên bón lót vôi bột , cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác, phơi ải để loại bỏ mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trực tiếp ở ruộng đất thì cần lên liếp rộng 1 – 1,5m và cao 20cm để gieo trồng rau cần tây.
Lưu ý thời gian hạt rau cần nảy mầm: Sau khoảng 12 – 14 ngày sau khi gieo, hạt rau cần tây sẽ nảy mầm, lúc này mở lớp che đậy để cây có thể hấp thụ được ánh sáng. Tuy nhiên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt.
-Nhiệt độ thích hợp để rau cần nảy mầm thuận lợi là từ 15 – 20°C, nhiệt độ và độ ẩm mát mẻ.
-Trong tuần thứ 2 – 4 sau khi gieo hạt, cây cao được 2 – 3 cm thì vun gốc để giữ cho rễ cây con bám đất tốt hơn. Thời điểm này cần bón một lượng phân super lân pha loãng với nước tưới cho cây con để phát triển bộ rễ.
-Sau khoảng 5 – 6 tuần sau khi gieo thì cây rau cần non lớn và cao khoảng 8cm với 4 – 6 lá non. Đây là thời điểm để bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn, hoặc trồng trực tiếp ra ruộng đất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.