Tía tô là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng.Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Tía tô được dùng như một vị thuốc được dùng để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô , giúp bảo quản và khử trùng thức ăn.

Sau đây là cách trồng tía tô
1. Gieo trồng
Phương pháp gieo hạt: Gieo hạt vào chậu đất đã được san phẳng, phủ một lớp đất mỏng khoảng 1cm. Sau đó phủ xơ dừa, đất Fusa hoặc vỏ trấu lên trên. Gieo hạt với mật độ 50 – 60g/1.000m2.
Khi hạt nẩy mầm phải dỡ xơ dừa ra để cây mọc cứng. Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) ta tiến hành tỉa cây.
Phương pháp giâm cành: Sau khi trồng cành chiết/cây con vào khay chúng ta tưới đủ ẩm và đưa vào nơi thoáng mát. Khoảng 40 ngày. cây ra chồi nhiều sẽ đem trồng vào chậu (cần che chắn ánh nắng trong 2 – 3 ngày đầu).
2. Chăm sóc
Giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt nhất. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.
Khi gieo trồng được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 – 30 bón phân 1 đợt cho cây.
3. Thu hoạch
Sau khi trồng 40 ngày là có thể thu hoạch tía tô. Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần. Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với bón phân cho cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.